Đọc thơ anh Lê Quả
Anh
vẫn làm thơ, soạn nhạc, nhưng vào những năm tháng ấy, thơ lại như một việc buộc
phải làm.
Đó là những ngày buồn, những đêm dài trông cho trời mau sáng. Anh làm thơ tặng
người nhà, đủ hết cho người thân, không thiếu một ai; những người cùng cảnh ngộ
và bạn bè gần xa cũng có phần:
Giải sầu
viết mấy vần thơ
Cho lòng
khuây khỏa đợi chờ bình minh.
...
Vài câu
thơ nhỏ để ghi lại
Bút tre con cóc chớ coi khinh.
Có nhiều chuyện phải nhớ
lâu, có những điều phải nhớ mãi. Những nỗi riêng chung ngày ấy góp thành cái
nhớ một đời chẳng thể quên. Ngậm ngùi làm sao, hỏi trời cũng không thấu được
nỗi lòng, vì đâu mà bỗng chốc phải chịu cái án oan như thế:
Lịch đời
được lật từng trang
Ngỡ đâu bị rách, dở dang xuân này.
...
Phận đời nào
biết cho xong
Rủi ro ập
đến trong vòng án oan.
Thời
buổi trắng đen khó lường, cái thẳng thắn đi cùng cái méo mó khó coi, cái thiệt
hơn lại không cân đong được, thật buồn xót cho thói đời:
Đôi khi
cái tốt lại hóa sai
Lưỡi ngon,
lưỡi đắng ngắn hóa dài
Ai mà đo
được cong hay thẳng
Tốt bụng
cũng thừa, gặp phải tai.
Từng
nếm trải nhiều vất vả, cuối đời phải bị nạn, phải ngồi một chỗ để
"tu", "bưng bát cơm chay" mà "khóc hu hu". Chẳng than trách mình, thơ như là lời tự
bạch, nhưng cũng chỉ để "nhìn cho thật kỹ mà khôn hơn" thôi:
Tóc
đà điểm bạc pha sương
Cũng vì phải gánh tai ương thay người
Buồn
vì chuyện không may xảy đến mà không thể tránh được, tự nhủ thôi cũng đành phận
mình:
Sao đời lại lắm oái oăm
Số trời đã chiếu tối tăm cũng đành.
...
Đức người
ăn ở tự mâm đầy
Cái số đã
định khó tránh lây
…
Em rơi vào
cái trò thí tốt
Để họ nhổ
cái chốt tham quan.
Cái
sự thật không đổi được nghe đắng quá, bưng chén cơm nhạt mà nước mắt lưng tròng,
lại tự vấn mình:
Học nhiều
biết lắm để làm chi
Suy đi
nghĩ lại cũng chỉ vì
Miếng cơm
manh áo cho đỡ khổ
Vắt cạn
nước rồi cũng quẳng đi
...
Thơ vốn là một nơi chốn khác nhiều với đời thường, nhưng thơ của anh là đời
thực, như một cuốn nhật ký ghi lại chuyến đi dài ngày nhiều buồn tủi:
Quẩn quanh
quá nửa vòng đời
Mái đầu đã
bạc một thời thuở xưa
...
Rủi ro
điềm xấu kia cứ đến
Nỗi đau số
phận nỗi đau đời
Ta
không gặp ở đây hình ảnh một người già còm cõi, không người thăm nom, phải ở
một nơi chốn bỗng không may rơi vào mà chẳng kịp tỏ bày điều gì cả. Cảnh ở tạm
bị dấu đi dưới cái nhìn hóm hỉnh:
Lưng cơm
với mấy quả cà
Vàng xanh
trăng trắng ấy mà lại ngon
Nhớ thời
thơ ấu nghé con
Vài câu
thơ thẩn ví von đỡ buồn. (Ví von)
"Buồn
vui viết mấy vần thơ", "tìm mãi lời không đủ", than thân nhưng
vẫn không để mất mình - cái tư cách của một người làm khoa học, cái tôi kiêu
bạc của một vị giáo sư già:
"Dù
bị trút lên đầu cả chậu than đen,
Em vẫn cứ
là người, không thành quạ"
Anh
vẫn ngược xuôi với những con số trong ma trận cuộc đời, nhưng giờ đây, chúng
được tính bằng những ngày chờ mong sớm được trở về. Nếu bằng vào câu chữ, thì
không hiểu được ngay cái ý mà anh ghép thành vần. Là thơ, hay là nước mắt.
Lắm khi nỗi nhớ phải nín nhịn vỡ òa thành tiếng khóc, nhưng rồi, cũng “nuốt
buồn nén tủi":
Cuộc
đời như giấc chiêm bao
Tỉnh
ra một cuộc bể dâu qua rồi.
Anh
trải đời mình bằng mấy dòng thơ tự mừng tuổi, cái tuổi thất thập tưởng đã được
nghỉ ngơi mà vui cùng cháu con. "Hàng năm ông vẫn có thơ" cho các
cháu mình. Anh nhặt nhạnh chắt chiu những niềm vui, cười mà nhủ rằng quãng đời
buồn vừa xảy đến chỉ là tai nạn, thấy mình chẳng hề xấu hổ vì phải thất danh. “Chín
nhớ mười thương": một đôi lời nhắn nhủ cùng vợ cùng con, lòng thương nhớ
mẹ già, mừng tuổi con gái yêu, thơ mừng sinh nhật cho cháu cưng…
"Chẳng
ai thương mình bằng người thân", luôn có người vợ hiền ở bên cạnh anh trong
mọi lúc. "Đường đời tuy chẳng còn dài", nhưng "nhặt từng nỗi nhớ
hồn mê", anh còn "khỏe mạnh đủ sức làm thơ tặng mình":
Dù cho
bóng đã xế chiều
Gừng cay
muối mặn bao nhiêu nghĩa tình
...
Có em anh
như cánh buồm đầy gió
Thêm sức
cho anh vượt khó lúc ra khơi
...
Đêm ngày
em vẫn nguyện cầu
Yêu thương
gắn bó bên nhau suốt đời.
...
Thuyền anh
gặp bão ngoài khơi
Bền gan
vững trí cố bơi vào bờ.
Hình ảnh người vợ luôn đẹp đẽ như ngày mới gặp, với thật
nhiều mê đắm:
Giá thêm
cái lúm đồng tiền
Thì em quả
đẹp như tiên còn gì
...
Muốn là em chỉ em thôi
Để em mãi mãi là người của anh (Nịnh vợ)
Có những lúc chị
nhà lại huyền ảo như trong giấc mơ đầu đời:
Đã lâu lắm ta chưa về với biển
Làm biển giận hờn, sóng dữ triền miên
....
Biển thì thào du đẩy xa hơn
Biết ta có lỗi, biển đâu giận hờn. (Biển của ta)
Người vợ tảo tần, thêm một lần nữa chia sẻ cái gánh nặng
ân tình cho điều không may mà cả nhà phải chịu:
Thương cò ngày tháng dãi dầu
Ăn thì được mấy nhà lầu không xây (Cò vẫn
long đong)
...
Cánh cò trắng xóa nghiêng chao
Lượn lờ bay thấp bay cao giữa đồng
Trời chiều nhợt nhạt nắng giông
Ta chiều nghiêng mặt mỏi trông hướng cò.(Con cò nhà)
Lại có những lúc anh trào phúng dí dỏm, nói nhỏ cùng nàng
chẳng khác gì những ngày còn quấn quít đùa vui:
Đi nhai đứng ngậm ngồi cười
Anh yêu nó nhất không đời nào chê.
Với anh, ở một nơi cô đơn không được chia sẻ, chuyện gì
cũng thành thơ. Bắt gặp vài triết lý về lũ lợn, lũ mèo…ta không khỏi cười vui
về cái tự trào của giáo sư … Lê Bụp, đến chú heo trong chuồng còn biết "ai
hiền ai ngay","phép công để lọt bọn gian ngoài đời". Dù đã "bịt
mắt đậy tai, mặc cho thế sự...", vẫn có những vần thơ uất ức cho bọn gian mà
mình phải gánh tội thay cho chúng:
Đêm nằm cứ tưởng chiêm bao
Thế thời thay đổi luật nào ở đây
Cha tiên sư thằng bố chúng mày
Nói làm bất nhất trời dày xéo cho.
… Rồi anh cũng có bài tự khen thơ của mình, "viết
lên tay" vì đã đủ đầy đắng cay :
Vàng ròng đã đủ mười phân
70 tuổi chẵn muôn phần lung linh
Có những mẩu thơ vui khi vào
nhà vệ sinh, khó đi, ngồi lâu nên rặn ra thơ, nhiều khi thối ình mà lại hay ra
trò, vì biết vợ đọc thì khen.
…
Đã mấy
mùa xuân qua, xuân vẫn đến với mọi nhà; không được ngồi bên nhau với những lời
chúc, nhưng từ trong khung cửa nhìn ra ngoài, anh vẫn thấy xuân của mình về
lung linh sắc hồng:
Sang xuân trời ấm nắng vàng
Gió trời mát mẻ rộn ràng tiếng chim.
…
Hoa kia thoang
thoảng sắc hương
Cho nhau thơm mãi tình thương cuộc đời.
"Nhìn
trời cảnh đẹp thờ ơ sao đành", cảnh cũng có lúc không buồn,
vì lòng đang ngóng đợi ngày lại được trở về bên những người thân:
...
Ngoài kia gió thổi ngọt ngào
Ngoài kia chim hót ùa vào hân hoan.
...
Nhìn qua
cửa sổ đòi trăng
Trời mây
vẫn vậy hỏi rằng mây đâu. (Ngắm trăng)
...
Gió reo
cành lá rì rào
Chạnh lòng
ta đó hòa vào vần thơ
Vui sao
buổi sáng tinh mơ
Nhìn chim
tức cảnh ỡm ờ được không?
…
Phía đông
trời đã ửng hồng
Lưa thưa
đôi chút mây hồng vờn bay
Tình
yêu quê hương hai họ: Bắc Giang, Thanh Hóa, cùng nỗi nhớ Hà Nội mến yêu chứa
đầy lòng tự hào về một thời được cống hiến sức trẻ:
Vịn vào
nỗi nhớ tình quê
Lần đi
theo lối ta về cố hương
Quê ta
nặng trĩu tình thương
Ở xa mà
vẫn vấn vương cả đời. (Tìm nhớ ngày xưa)
...
Một thời
thơ ấu đông về
Vài manh
áo đụp ngồi kề bếp than (Quê cha mẹ ta)
…
Mấy chục
năm mùa hoa phương đỏ
Mấy chục
năm cành liễu rủ bên hồ
Bao nhiêu
đêm đông nằm nghe mưa đổ
Bao chiều
heo may xào xạc mặt hồ
Ta thẫn thờ yêu những vu vơ
Ta yêu nhau yêu màu tím đợi chờ
Yêu lá vàng mái phố nhấp nhô.
...
Nhớ Hàm Rồng lừng danh hạ bao tàu bay Mỹ
Mặt sông Mã soi bóng lũ quỷ tan thây
Nhớ các lão dân quân Hoằng Hóa nơi đây
Đẹp cô dân quân Nam Ngạn tràn đầy dũng khí
Bắn rơi, bắt sống giặc lái Mỹ...
Người xứ Thanh qua bao thế kỷ
Viết dầy thêm nhiều trang sử hào hùng
Lòng sắt son với lý tưởng một đời vẫn còn nguyên vẹn,
"với anh chỉ có một con đường", chỉ là đi tiếp con đường đã được mở,
đi đến cùng cho tới sức tàn lực kiệt, nhưng cũng nghiệt ngã thay:
...
Ta thắm đỏ
từ trong tim máu...
...
Mặc cho
đường mật ngọt ngào
Mặc cho
cám dỗ lay sao được mình
Đã thề
trước Đảng quang vinh
Hiểm nguy
không sợ hy sinh không sờn. (Đảng 80 mùa xuân)
...
Hồ đập
nước nhiều điện phát mạnh
Điện đủ
dân vui hạn hán thua. (Nghe mưa).
…
Cuộc đời
sao quá nghiệt cay
Bốn chục
tuổi Đảng mà nay không còn
"Tuổi
cao mà lòng chẳng thấy già", còn "yêu những ước mơ vẫn còn dang
dở", anh không để lại “cái nhục cho đời” mà ngược lại, vào cuối đời còn
làm được một việc lớn có ích cho nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét