11.10.10

Bảng mã ASCII - unicode



&#0065: A
&#0097: a
&#0192: À
&#0224: à
&#0193: Á
&#0225: á
&#0195: Ã
&#0227: ã
&#7840: Ạ
&#7841: ạ
&#7842: Ả
&#7843: ả

Ă = Ă
ă = ă
&#0194: Â
&#0226: â
&#7844: Ấ
&#7845: ấ
&#7846: Ầ
&#7847: ầ
&#7848: Ẩ
&#7849: ẩ
&#7850: Ẫ
&#7851: ẫ
&#7852: Ậ
&#7853: ậ
&#0258: Ã
&#0259: ã
&#7854: Ắ
&#7855: ắ
&#7856: Ằ
&#7857: ằ
&#7858: Ẳ
&#7859: ẳ
&#7860: Ẵ
&#7861: ẵ
&#7862: Ặ
&#7863: ặ
&#0069: E
&#0101: e
&#0200: È
&#0232: è
&#0201: É
&#0233: é
&#7864: Ẹ
&#7865: ẹ
&#7866: Ẻ
&#7867: ẻ
&#7868: Ẽ
&#7869: ẽ
&#0202: Ê
&#0234: ê
&#7870: Ế
&#7871: ế
&#7872: Ề
&#7873: ề
&#7874: Ể
&#7875: ể
&#7876: Ễ
&#7877: ễ
&#7878: Ệ
&#7879: ệ
&#0202: Ê
&#0234: ê
&#7870: Ế
&#7871: ế
&#7872: Ề
&#7873: ề
&#7874: Ể
&#7875: ể
&#7876: Ễ
&#7877: ễ
&#7878: Ệ
&#7879: ệ
&#0073: I
&#0105: i
&#0204: Ì
&#0236: ì
&#0205: Í
&#0237: í
&#7880: Ỉ
&#7881: ỉ
&#0296: Ĩ
&#0297: ĩ
&#7882: Ị
&#7883: ị
&#0079: O
&#0111: o
&#0210: Ò
&#0242: ò
&#0211: Ó
&#0243: ó
&#0213: Õ
&#0245: õ
&#7884: Ọ
&#7885: ọ
&#7886: Ỏ

&#7887: ỏ


&#417: ơ
&#416: Ơ
&#0212: Ô
&#0244: ô
&#7888: Ố
&#7889: ố
&#7890: Ồ
&#7891: ồ
&#7892: Ổ
&#7893: ổ
&#7894: Ỗ
&#7895: ỗ
&#7896: Ộ
&#7897: ộ
&#0416: Õ
&#0417: õ
&#7898: Ớ
&#7899: ớ
&#7900: Ờ
&#7901: ờ
&#7902: Ở
&#7903: ở
&#7904: Ỡ
&#7905: ỡ
&#7906: Ợ
&#7907: ợ
&#0085: U
&#0117: u
&#0217: Ù
&#0249: ù
&#0218: Ú
&#0250: ú
&#7908: Ụ
&#7909: ụ
&#7910: Ủ
&#7911: ủ
&#0360: Ũ
&#0361: ũ
Ư = Ư
ư = ư
&#0431: Ý
&#0432: ý
&#7912: Ứ
&#7913: ứ
&#7914: Ừ
&#7915: ừ
&#7916: Ử
&#7917: ử
&#7918: Ữ
&#7919: ữ
&#7920: Ự
&#7921: ự
&#0089: Y
&#0121: y
&#0221: Ý
&#0253: ý
&#7922: Ỳ
&#7923: ỳ
&#0272: Ð
&#0273: ð

30.7.10

Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh-Bảo tàng chứng tích chiến tranh Quảng Trị

Ý kiến của kts Nguyễn Hoài Nam trong Hội đồng giám khảo Đồ án tốt nghiệp Kts Khóa KT5 - tháng 7/2010: Tôi xúc động trước cách làm việc khoa học, nghiêm túc và công phu của Thanh Tùng. Đó là khả năng áp đặt ý đồ kiến trúc cho công năng, là bản lĩnh của kiến trúc sư.
Chúc mừng Lâm Thanh Tùng. Ngày mai em cùng các bạn đã là các đồng nghiệp.

25.7.10

Brunei

Sultan Omar Ali Saiffuddien Mosque:
Jame Asr' Hassanil Bolkiah Mosque:
The Empire Hotel:

17.7.10

In ra thơ

Nam Hoài (Nguyễn Hoài Nam)
Tới nay, trở thành một nhà thơ không còn là một giấc mơ nữa. Việc in thơ dễ như qua trạm thu phí, cứ nộp tiền thì được cấp phép ngay. Thế nhưng, thơ tự in vẫn chỉ được chào đón một cách dè dặt, vì trước đó không lâu, nó vẫn đòi phải được lựa chọn bởi những người hiểu biết. Thơ loại này bị xếp chung vào với thơ vụng, và nhà thơ mới ra mắt bị coi là kẻ non tay. Thơ chẳng phải qua tuyển lựa gì, nên một số nhà phê bình chưa có tên tuổi vẫn cho là thơ kiểu này không đủ hay. Họ không đọc hoặc chưa đọc chúng, vì chỉ mới thấy chúng in ra nhiều quá đã miêu tả như là sắp xảy ra các trận bão lớn rồi. Mối lo của họ là có lý, nhưng dòng thơ đó có như mộtcơn sóng ngầm mà họ tưởng chưa, thì chưa.
Ngày trước, thơ được thích rồi, đã in lẻ trên báo rồi, cũng phải đợi thêm cho đủ mặt mới in chung được thành tập. Sáng tác có khuôn khổ, và đó là cái chuẩn để định dạng một bài thơ gọi là hay. Có vài người cho rằng làm thơ phải đúng cách, không phạm luật, và việc ra thơ theo hướng tự đem in như là một cách làm trái, và có lẽ, phải cho ngưng lại. Đó là thói quen của các thầy làm nghề phán: phải chỉnh lại những cái chưa chuẩn, cảnh giác đúng mực với những kiểu thơ lạ, bạo và dễ gây sốc.
Trong khi những giá trị cũ chưa biến mất, thì đã có sự thay đổi về chủ đề, và điều này mang tới nhiều cách nhìn khác cho thơ. Quyền được làm thơ và đem in là một chỗ còn khuyết trong các quyền về con người.
Thơ tự in là sự đền bù cho ước vọng khó đạt được. Với một ít tiền bỏ ra, tập thơ sẽ ra mắt với một tờ bìa đẹp, trang trí công phu, có chữ có hình, và lời tựa phải là của các anh đi trước. Dù nhà thơ chưa có được một chân dung, nhưng thơ của họ không còn chậm đến với người đọc, vì nó đã có mặt trên mạng từ trước đó.
Việc in thơ chỉ còn là cái muốn lúc nào thì mới cần. Anh chưa hề ra đi, nên đừng nghĩ là anh trở lại. Anh chỉ bắt đầu làm thơ lại, và khi có được một độ dày đủ cho hơn chục bài … như là thơ, bạn tôi bắt đầu cái việc trước đó khó thể làm được, với số tiền phải bỏ ra là như nhau, để ra một cuốn gọi là … thơ.
Không như những người may mắn, sinh ra đã có được nhiều thứ, anh luôn cảm thấy bị thiếu hụt. Cuộc sống khó khăn dạy anh đừng muốn quá nhiều, mọi cái chỉ nên cần ở mức vừa thôi. Chẳng vì tham mà sinh ra lo nghĩ, anh muốn ít và biết đủ, nên cũng tạm sống được. Là kẻ trôi dạt, anh không thuộc về nơi nào cả. Nhưng anh là người tử tế, tóm lại anh thoáng, có chất chơi. Nhưng cũng đừng nghĩ làm thơ là cuộc chơi, làm gì có chơi mà vừa bị đau lại còn chịu tốn tiền.
Có một việc phải dấu vợ, đó là bớt ra một số tiền, để dành khi về già, có dịp thì đem thơ mình ra in. Dù thơ chưa đủ tầm để cho người ta phải nhớ, nhưng có sách tặng bạn bè và người thân đã là niềm vui lớn rồi. Chỗ trang trọng nhất là cái tủ sách ở phòng khách, cuốn thơ đầu tiên của anh sẽ nằm ở trên cùng.
Anh lại một lần nữa làm khác với mọi người, là tự mình viết lời bạt, và để yên lòng các nhà nghiên cứu - phê bình chưa nổi, dưới dòng Thơ tự in, anh viết thêm … từ blog của tôi.

11.7.10

Cách làm thơ đương đại


Nam Hoài (Nguyễn Hoài Nam)
Khi bị một cám dỗ không cưỡng nổi và đã sẵn sàng để nhận lấy mọi rủi ro, bạn đã trở thành một nhà thơ. Và khi bạn ngồi xuống để viết, bạn thực sự là một người dũng cảm.
Vào một ngày kia, mọi thứ bỗng trở nên đẹp đẽ. Dù vẫn thấy mỗi ngày, nhưng khi nhìn lên bầu trời, bạn sẽ không còn hỏi vì sao hôm nay mây lại trắng như thế. Điều đầu tiên bạn cảm nhận được là dưới khoảng trời rộng đó, có mặt ta và nàng... Đó là những gì vẫn gọi là cảm hứng, và gần như là chắc chắn, điều thu hút ấy chẳng mấy nỗi nữa mà nên vần. Một khi đã bắt đầu, bạn chỉ cần một cây bút và viết.
Bài thơ sẽ được sinh ra như thế, có thể là một đoạn thơ, hay chỉ một hai dòng thôi, nhưng đã từ không mà thành có. Ta sẽ mãi không biết đến ta, nếu không bằng vào những điều đang viết cho nàng, và chỉ dành cho một mình nàng thôi.
Dù mọi người sinh ra không phải với sự cần thiết phải là nhà thơ, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, số đông chúng ta đều có được học qua những bài thơ hay. Cái đẹp là do người lớn chỉ vẽ cho ta, nhưng chưa thấy có sách dạy cách làm thế nào để viết.
Thơ đôi khi cũng không cần phải có nhiều lý do để thành lời. Vào đúng cái lúc buồn vui lẫn lộn đó, chữ nghĩa rời rạc sẽ thành thơ. Chuyện phải tự đánh mất mình đi hoặc có lại mình sau khi phải nhọc công kiếm tìm, sẽ đến cùng một lượt. Cảm xúc là những gì làm cho bài thơ có hồn, và nếu bạn không nói dối với mình, sớm muộn gì thì mọi người cũng sẽ nhìn ra bạn, cùng với những điều tốt đẹp mà bạn muốn gửi vào thơ.
Như lúc nào cũng có hẹn, nhà thơ luôn phải đđâu đó, nhưng đến nơi nào thì chính họ không biết được. Vì thơ quen đi đường vòng, một hồi rồi cũng quay lại với chỗ mà ta vừa từ đó ra đi, nên mọi con đường có dẫn về đâu cũng chẳng còn cần thiết nữaNếu có chợt gặp một bạn thơ quá say phải ngồi xuống bên đường thơ, thì hãy tin là lúc đó bài thơ của bạn ta hoặc đã xong một nửa, hoặc một nửa còn lại vừa mới bị chê.
Dù chưa gặp được một bài thơ nào đủ hay làm cho bạn phải cảm mến một ai đó, bạn đã tự thấy yêu mình trước. Thật đáng quý, vì mình có thể cho ra những ý thơ tuyệt đến vậy. Bạn sẽ hiểu và thích mình hơn, trước khi thơ của mình kịp là một bài hát. Có rất nhiều nhạc sỹ đang chờ những vần điệu mới từ bạn. Rủi mà thơ có khó phổ nhạc, chính là vì bạn đã bước sang một ngưỡng khác, ở đó ít người hiểu mình hơn, nhưng kể từ lúc này, nó đã là thứ không còn dành cho số đông nữa rồi.
Bạn chưa bao giờ ngồi nghe đọc thơ, cũng chưa gặp được một nhà thơ nào đáng mến, và vẫnluôn phải tự hỏi khi bắt đầu: làm thế nào để viết một bài thơ. Nghe có vẻ khó khăn, nhưng hãy thử theo các bước sau:
Trước hết, phải biết chắc rằng làm thơ không phải là nghề kiếm cơm, vì không có nhiều người chỉ nhờ thơ mà sống đượcThứ hai, làm thơ chỉ có khổ hơn chứ cũng không có sung sướng, đôi khi còn phải nói dùm cho lòng dạ người khác, đến nỗi có thể phải khóc than thay cho họ. Hãy viết ra suy nghĩ vừa chợt đến, viết chúng xuống càng nhanh càng tốt. Phần còn lại của bài thơ thì hãy cứ để mặc cho cái hứng tuôn trào.
Thơ chỉ đường cho người ta tránh khổ tìm vui, khuyên ta bỏ đi ý nghĩ xấu cùng lờnói ác. Đời người ta không tránh khỏi có nhiều mối lo, đủ thứ xấu tốt hay dở ..., khi muốn tìm cách che giấu sự trống trải, hãy đến với thơ, nói hết những uẩn ức cho nhẹ người đi. Nhưng khi lòng ngổn ngang nhiều thứ quá, chỉ nên giữ lại những gì mình cần thôi. Trong bao nhiêu cái bộn bề ấy, cái gì mà bỏ đi được thì đừng tiếc nữa. Hãy sắp xếp lại, nên xem chúng chỉ như là một dạng văn bản, có thể chỉnh sửa, cắt dán tùy thích. Khi viết và sửa bài thơ của bạn, thử đọc lớn tiếng và lắng nghe âm thanh như thế nào. Nếu nghe không được lọt tai thì cũng đừng vội cắt lời mình, nên thử ít nhất một vài lần nữa để xem cái gì là tốt hơn cho phong cách của bạn. Có thể chưa hay được ngay, nhưng cũng đừng lo là thơ của bạn phải hoàn hảo.
Người ta vốn khác nhau, cách nhìn và cách hiểu lại càng khác nhau. Không thể buộc ta lựa chọn cái mà ta không thích, với người cũng vậy. Bạn sẽ không viết như bất cứ ai khác, và cách bạn viết chẳng mấy nỗi mà thành ra một phong cáchNếu biết được điều này, thì con đường không còn là xa lắm. Sự lựa chọn là của bạn. Cứ bắt đầu như thế, sau sẽ tốt dần lên.
Điều sau cùng, khi không viết được gì, cũng chỉ nên mất sức vừa phải, đừng không ngủ mà chờ nhiều đêm trôi qua, sẽ mau ốm bệnh mà chết. Và nữa, chớ trông chờ hoặc tin vào những cái gọi là phát hiện mới, nó đã không có ích gì khi hướng dẫn ta, còn làm ta dễ bị lung lạc, ta sẽ càng không biết được mình đang ở đâu, thơ ta là mới hay là cũ, có đáng đọc hay là không.
Vậy là, thơ cũng không quá khó để tìm ra nó. Nó là thứ không gây tranh cãi chỉ khiến chongười ta phải góp lời thôi, nhưng nói thật, cũng có thứ thơ không thể hiểu nổi, chẳng biết hay ở chỗ nào. 
   Trời chỉ lạnh vừa đủ, sẽ không biết gió thổi về từ nơi nào, nhưng ta sẽ cảm được hơi ấm nơi em. Cái gì tốt thường ở mãi trong lòng, và cái nuối tiếc thường có mùi thơm. Nói gì thì mùa xuân cũng phải đẹp đẽ, vui tươi. Đừng vì có những lúc nhiều sương mù , mây đen, mà thấy mọi người đều là những kẻ buôn hàng cấm hoặc trốn thuế, rồi mượn thơ để cho rằng người ta đều tồi hết cả. Vài nhà thơ có một giấc mơ không tưởng là muốn mở mắt cho người để nhìn ra lẽ thật, cái mà họ đã nhìn méo hẳn đi. Những người này thường gặp những ác mộng, vì họ có cuộc sống đời không như ý...
   Thơ bây giờ dễ tìm thấy hơn ngày xưa. Thơ là cách tốt nhất để tìm xem mình là ai, và ta sẽ thấy lại ta mỗi lúc một khác, cho đến khi chán hẳn, không còn muốn nhìn mặt kẻ đó nữa. Lúc đó ta mới hiểu chẳng cần phải có học mới ra thơ, và ta sẽ không còn thấy lạ với mình nữa. 
(phần thực hành...)

25.6.10

Mừng anh vào BCH

Mừng anh vào BCH
Nam Hoài (Nguyễn Hoài Nam)
Thơ đến với mỗi người bằng nhiều cách, và thường là bằng những hình ảnh đẹp đẽ. Anh bắt đầu làm thơ cùng với lúc hiểu được thế nào là yêu. Mọi người chưa biết anh là ai, cho tới khi anh có một bài đăng báo.
Vẫn tưởng là với thơ thì sẽ có tất cả những điều ước, nhưng la cà mãi rồi mới biết chỗ này là chỗ khó khăn. Chốn ấy lại càng không phải là nơi dễ kiếm tiền.Về sau này, anh mới chịu tin là có những cái trời đã dành sẵn cho mỗi người, và thơ là điều may cho những ai cảm được nó.
Anh chỉ là một người thường, sống một đời thường, buồn vui có đủ. Phải làm nhiều việc không thích để sống, anh đã không biết tới thơ trong nhiều năm, nên rất ít dịp để làm sang cho nó.Thơ là một của quý để đem ra khoe, mỗi khi bạn bè có dịp ngồi lại với nhau. Thực ra, vào nghề nào mà chẳng thấy có cái khó của nó.Thơ là cái mà lúc đầu tưởng dễ,và khi đi sâu vào nó, không ai còn cho là ngon ăn nữa. Từ từ sẽ thấy khó nhai.
Điều mong đợi của anh lúc này cũng không có gì là quá đáng. Làm thơ cho mình, dù thời gian còn lại không nhiều, nhưng anh sẽ theo đuổi nó như một nghề. Đói khát sẽ không là gì cả.
Anh không chịu mình chỉ là đốm sáng, mà phải là một trong bầu trời nhiều sao. Nhưng vì tự biết mình, anh đành đi chậm để vượt qua những chỗ hiểm. Xe nhỏ, chở nhẹ, đường gần, anh chỉ nhận đèo một gánh nhỏ cái trách nhiệm lớn mà thi ca buộc vào mình.
Anh làm việc theo giờ, viết những gì đã biết và dễ đọc. Không cần phải có bia tươi rượu ngọt, bài cứ đăng đều, dưới vài bút danh khác nhau. Cũng buộc phải học thêm nhiều thứ, nhưng nhớ gì hết, nên chỉ nắm ý chính thôi. Luôn biết có lỗi thì sửa, nên thơ anh dần có nghề. Không phải giỏi mà hay, nhưng vì không làm như người khác, anh có một giọng riêng. Người ta phải dừng lại để đọc, và vì vậy mà phải nhớ.
Thơ sao giống anh thế, thật thật. Anh luôn biết chọn cái nào để nói cho đúng lúc. Nếu có nói thì chỉ nói những điều gì tốt đẹp. Không cứ phải có học làm thơ thì thơ mới hay, chẳng ai chỉ cho anh phải nên làm thế nào, nhưng vì nó chảy ra từ trong người, nên nó là nguyên chất. Dấn thân không có nghĩa phải làm giống người ta, nhưng cũng cần phải đam mê, lột xác... Thơ hơi giống của ai đó - là một cái chán. Thích là thích cái không ai có.
Đừng ngắt lời anh.
Xem liền hai trận world cup rồi, vợ giục anh phải đi ngủ. Đã chơi thì phải biết - trò nào cũng rất cần cái đầu.
Thật không may nếu có bà xã không thích cả thơ lẫn bóng đá.
Việc anh vào hay ra nơi quan trường, chẳng mấy quan trọng, vì không viết hồi ký cho người thì làm gì có tiền đi chợ. Cứ trông vào những cái của mình thì có mà đói.

22.6.10

Hút thuốc lại


Hút thuốc lại
Nam Hoài (Nguyễn Hoài Nam)

Nhìn bên ngoài thôi, thì dễ đoán sai người.  Không chắc gì đã hiểu được anh, nhưng tôi vẫn mến anh. Anh làm được cho mình không nhiều, vì chỉ đem tặng cho người. Làm phúc nên không có giá. Anh tự nhận chỉ là người thích chơi, không thì thôi.
Kêu anh là họa sỹ thì anh không chịu, gọi anh là nhà thơ lại càng không được.  Đọc thơ anh mà cứ hết lời khen. Em khéo thế,  nhưng cũng được lòng nhau đấy. Anh thật không hay được như thế đâu. Thực ra, anh có cái tính xấu là nhớ dai. Ai khen anh thì không được nhớ bằng người chê anh.
Anh vẫn nợ tôi một lời hứa. Buồn hay vui, vẽ chẳng được, tả chẳng xong, thì thôi, mình xuống phố làm ly bia, em nhỉ. Anh nhắn tôi: chỗ cũ nhé. Cuộc sống khó quá, nên quần áo rách cả, nhưng không được nghèo với bạn mình. Thế nhá, em không uống được thì ngồi… nhìn vậy. Và anh biết là tôi có thể ngồi hóng chuyện cả giờ.
-  Anh hút thuốc lại từ khi nào vậy?
-    Từ lúc phải buồn.
-    Anh lại yêu rồi. Tuổi biết yêu. Muộn.
-    Ừ, già có cái dại của già, vậy nên nỗi buồn còn gấp đôi thế. Tôi đã định hỏi vì sao, nhưng anh không để tôi nói.
Anh nói: Người luôn tưởng ai đó khờ. Và ai đó cứ cho là người ngốc. Thì khờ ngốc cả, ta chơi trốn tìm, rồi sẽ phải bắt được nhau, và cùng té ngã.
Tôi nói:
-          Khờ mà biết yêu, chả tin.
-          Có thể chưa hoặc không dám tin, nhưng có những cái thật rất thật. Mình có thể yêu một ai đó, mình chẳng hạn. Yêu cái tôi.
Từ lúc đó, tôi chỉ ngồi yên và nghe anh nói.
Đã tưởng là như vậy…
- Tuổi già sẽ đến với ta vào lúc mà ta không còn muốn gì nữa. Ta không còn những câu hỏi khác nhau về cuộc đời, vì không còn bị buộc vào một lời hẹn nào cả. Không còn bị quẩn trong cái mớ câu hỏi có hoặc không, vì dù hỏi cũng sẽ không đáp được. Hỏi cùng một câu nhưng nay ta sẽ trả lời khác, khác với ngày trước. Tốt nhất không nên tự hỏi, cứ sống vui với đời. Cười cái đáng cười, và hứng chịu mọi chuyện với lòng hoan hỉ.
- Tự biết là hết duyên rồi. Mọi thứ buộc phải đi chậm lại. Đến lúc phải tạ từ tất cả. Điều bí mật sẽ không còn nữa. Mọi cái sẽ trở lại thành không. Hoặc sẽ chỉ còn một việc để làm, hoặc chẳng có gì cả.
Tuổi trẻ được chọn một trong nhiều, về già thì trong nhiều ta lại chọn lấy một.
Ta sống để quên, chứ không phải để nhớ. Buồn cũng phải chôn nó vào chỗ quên, cái buồn vì không có, vì chưa được.
Thì thôi vậy, tốt nhất là ở yên một chỗ hưởng vui, hoặc có gì không cần nữa thì bán bớt đi, để mà du lịch. Người ta đều có ước muốn làm được như vậy. Điều này đúng với nhiều người. Không phải là quá khó, nhưng cũng không dễ để được như vậy. Người ta cần cái thiếu, chứ không cần cái đủ, cái đã có. Nhưng thiếu lại là một cái cần khác, ở giữa cái sự có rồi vẫn muốn có thêm.
Đã tưởng là như vậy… 
Cái đã qua, là cái đã đánh mất hay bỏ mất. Khi chẳng còn gì nữa, sẽ khó sống lắm. Mà thôi, không nhắc nữa. Chỉ biết là khi phải yêu nữa, yêu lại, sẽ không cái gì còn được như trước. Nhưng tôi ơi, nó lại khổ theo một kiểu khác.
-          Nàng yêu, nhưng lại là yêu bạn anh… em ạ.
Lúc này thỉ tôi hiểu vì sao người ta có thể hút lại thuốc sau nhiều năm nói không với nó.

17.6.10

Thăm Đà Nẵng

Vài cảnh Đà Nẵng:
Vài cảnh Quảng Nam:

Vườn nhà ông nội của namkts57:
Related Posts with Thumbnails