30.7.09

Mắm tôm

Mắm tôm
Nam Hoài
Đời nay lắm Lý Thông quá, bạn vẫn nhắc tôi vậy. Chỉ còn lại mình nó là Thạch Sanh. Chẳng phải đợi lâu gì, rồi cũng có ngày Sanh nào thì cũng biến thành Thông cả thôi, chẳng mấy nỗi đâu, vì đời có quá nhiều bẫy như thế.
Một ngày kia nó đeo gừng và xả trên người, thấy cũng không dám hỏi, vì nó có tiếng là khác người. Chẳng biết thế nào, không khéo nó lại chửi cho thì hỏng. Gặp lúc vui mới hỏi vì sao, nó nói:
- Nhiều chó quá, sợ cắn ẩu, nên đeo vậy dọa cho chúng sợ.
Thế ra bạn tôi vẫn chưa biết cách sống chung với lũ. Tôi nói:
- Mai mốt còn phải đeo theo người mắm tôm, không thì chúng lại vẩy mắm tôm vào mình.
Mới hay nếu ta không định quăng đồ dơ vào người, thì người nào nỡ đáp trả lại ta.
Mùi hôi nách của ta, đã quen ngửi rồi nên không tự biết, nó chỉ làm khổ mũi người thôi.

27.7.09

Đưa ba về quê nội

Đưa ba về thăm quê Quảng Nam. Ông sợ bỏ mất buổi họp chi bộ Phường vào chủ nhật, nên không chịu đi. Lại vì tuổi đã cao, mấy anh em vẫn ngại cho sức khỏe của ông. Sau cùng cũng đưa được ông đi, vì chắc ít còn dịp nào để ba và các bà cô còn được gặp mặt nhau. Ai cũng đã như ngọn đèn sắp tắt, tuổi đều đã ngoài tám mươi cả.
Ba nói có trăng thì bay sẽ nhẹ hơn. Chỉ sợ mắc bệnh đi tiểu nhiều, không khéo lại đái dầm ra cả trên ghế. Ông nói pít xê ô li ...

24.7.09

Ngày 27-7

Đi làm về, nghe vợ kể sáng nay ba ghé nhà chơi. Ông đi họp kỷ niệm ngày 27-7, được phát bì thơ trong có 30 ngàn đồng. Ghé thắp nhang cho mẹ, thấy những huy hiệu ba để trên bàn thờ mẹ, lén lấy điện thoại chụp.

22.7.09

Lâm Chiêu Đồng và Xâu tháng ngày




Lâm Chiêu Đồng và Xâu tháng ngày.

Cứ vướng mãi trong đầu, nên những muốn là phải đọc lại. Một lần nữa.
Chưa phải thật buồn vì một bài thơ, có lẽ vì chưa gặp được lời nào đủ đau để rơi lệ.

Hình ảnh người họa sỹ đã luống tuổi và không được khỏe gò mình bên bức tranh lớn làm ta xúc động, hay những lời vừa đọc được trong bài thơ của anh khiến tôi không cầm được nước mắt.
Buồn cái trống trải của nghiệp vẽ mà mình cũng theo đuổi, và buồn nhiều hơn một nỗi riêng thiếu bạn để sẻ chia. Ai người hiểu được ta, và cùng đi trên con đường còn dài lắm. Bạn đời cũng chỉ chia đôi một nắm cơm, chứ cõi riêng kia, chỉ mình ta cảm và biết lấy thôi.
Một tiếng reo vui khi xong việc, ấy là khi đem tranh ra treo với đời. Cũng chỉ là góp vui, nhưng đã bỏ hết sức mình vào đó. Từng ly nhỏ trên mặt tranh, Anh đã chắt vào đó ánh sáng cuối ngày, để vừa đủ cho một ngày nắng đẹp. Một khoảng trời nhỏ viền lại bằng khung tranh.

Đợi người tri âm, thì một tháng hay nhiều năm, cũng là đợi. Vẫn đợi. Cái đợi chỉ xin được trả bằng một ánh nhìn cảm thông. Chỉ vậy thôi mà là cái lẽ để ta sống. Ta đã sống còn như thế. Một lúc nào nàng thơ chợt đến, thì rồi cũng lại đi, xa ta như bao cuộc độc hành đã qua.
Mải nhặt những vụn buồn vui ở mọi chỗ, gom lại một nơi mà nhen lên một chút lửa, ấm mình, ấm người. Vậy thì cái công sức của ta cũng có là gì đâu, khi nó đem lại niềm vui cho bao người khác. Phận người, anh nhìn thấy bé nhỏ quá, không kể cái xác thân đó chứa trong mình những hy sinh lớn lao. Đó là cái nghiệp như chim sinh ra phải hót, như kiến kia rồi cũng đến tháng năm phải bỏ mình, nhưng còn có ích được cho đời, với một chút tro tàn còn lại.

Cảm cái cùng cảnh, cái phải chắt ra từ lao động để có cái sắc chung cho một bảng màu nhiều thang độ.
Tôi không thể viết thêm nữa. Những giọt nước mắt của người đã ở về phía bên này của cuộc đời.

19.7.09

Paul Mauriat

Parlez-moi d'amour (1965) J. Renoir
Il silenzio (Bonsoir mon amour) (1965)
Rosso Celest/Brezza/H. Ballay
La nuit (1965)
S. Adamo
Love Is Blue (1968)
Je ne pourrais jamais t'oublier
Alouette
(original music) (В Мире Животных)
Related Posts with Thumbnails