12.5.10

Lâm Chiêu Đồng - Tìm kiếm chất liệu thể hiện

Nam Hoài (Nguyễn Hoài Nam) 
1. Họa sĩ tả chân
Chừng như hội họa tả thực từ chối việc tạo ra những hình thể không có thật, và họa sĩ không có chỗ cho tưởng tượng. Điều này không có nghĩa là tranh hiện thực thiếu đi cái nhìn chủ quan và sự lãng mạn, như sáng tác của các tác giả theo trường phái siêu thực. Tranh hiện thực cũng lại khác với tranh ấn tượng - thường được vẽ ngoài trời, trong khung cảnh bên ngoài, vào đúng lúc nó đang có mặt như thế.
Họa sĩ hiện thực mô tả cuộc sống như nó có. Cố gắng để làm giống như thật là nỗ lực một đời. Đối tượng, điều vẫn thường nhìn thấy, không dễ sao chép và bắt chước, được bày ra dưới ánh sáng - ta sẽ không tìm thấy ở đó những hình bóng được tạo ra từ trí tưởng tượng. Thế giới thường thấy được mô tả rõ ràng và chính xác, trung thực như cuộc sống đương đại, trong đó có mặt của cảnh và người. Thiên nhiên có sẵn và họa sĩ làm công việc chép lại. Đến gần với hiện thực, đó là điều mà hội họa hiện thực vươn tới.
Đối tượng được nhìn thấy qua tranh hiện thực là cái thật như vốn có, cấu trúc thật của chúng không thừa nhận sự làm xấu đi hay đẹp hơn chính chúng. Cái đẹp lúc này phụ thuộc vào sự khéo tay. Bức tranh thật không có quyền từ chối sự thật. Cái đẹp không có chuẩn mực, nhưng tranh hiện thực có chuẩn của nó, nó không từ chối những nguyên tắc truyền thống - bản thân miêu tả đã là thứ nghệ thuật có nguyên tắc bất dịch là phải đúng như trong cuộc sống.
Anh thường nói đến việc phải vượt qua cái bóng của chính mình, là cái lối mòn như đã thành một thói quen trong sáng tạo. Điều người họa sỹ tìm kiếm là những chất liệu mới để thể hiện. Lâm Chiêu Đồng đi từ những mảnh vụn xé ra từ các loại tranh báo đến việc tạo một loại giấy dùng riêng với màu tùy thích. Hiệu quả khi bức tranh xé dán hoàn tất là chúng có chất liệu như sơn dầu.  Lựa chọn và dùng màu cần nhiều công sức hơn khi ta dùng bay hoặc cọ, nhưng vì quen tay nên anh cũng đã làm rất nhanh.
Cuộc sống nhiều màu và không màu, tưởng chừng tranh miêu tả thì không có những nỗi nhớ nhung hay đau khổ... Ước vọng của họa sĩ, sự nhạy cảm với những nỗi riêng chung đời người luôn có trong tranh anh, chúng mang đến cho người thưởng ngoạn cùng một cảm nhận gần giống nhau điều mà anh muốn gửi gắm.
Không phải kỹ thuật vẽ tranh định giá tác phẩm. Chính kỹ thuật thực hiện đã là một chất liệu, và nó cũng cùng một đích đến là sự duy mỹ.
Dù sao, cũng thật khó mà xếp tranh của anh vào với dòng hiện thực... Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết anh thực hiện một bức xé dán mà không cần phác thảo.
Họa sỹ Lâm Chiêu Đồng   (ảnh do họa sĩ tặng namkts57)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails