28.2.10

Tuyết

Tuyết
Nam Hoài (Nguyễn Hoài Nam)
Đời có nhiều cái phải bỏ cuộc giữa chừng, hoặc chỉ làm đến một nửa. Cái không thể để được đến mai, mới thật là thơ. Thơ thường khởi từ cái không mà thành có. Điều không thể sẽ là có thể.
Nhưng nhà thơ không phải cứ hay mãi, cũng có lúc viết chẳng đều tay. Thơ không được ròn, chính là lúc ta bị hỏi: vì sao vậy?
Thơ hay ý đẹp, không thế sao phải học, phải thi. Thơ cũng cần được giặt cho sạch, và thay mỗi ngày, cho mới, nếu không, phải nghe mãi một điệu quen sẽ thành nhàm. Thơ vui hay buồn cũng vậy, hết ý là chẳng còn được chữ nào trong đầu. Làm thơ cho vui, hoặc chỉ để chơi thế. Xới câu chữ rối lên, đã rỗng thì cho rỗng cả. Chưa biết bạn sẽ thích tới đâu, nhưng cứ làm thơ cho mình, hoặc chỉ cho một người thôi.
Thơ thật khó đem tặng, ta không thể mang nó cho người không thích. Những người bận lo kiếm ăn, đừng lấy thơ ra khoe, họ sẽ lại cười cho.
Thơ, khó đấy, chẳng phải là việc dễ làm. Họa sĩ lớn là người vẽ cái mà chỉ mình họ hiểu, nhà thơ lớn cũng vậy. Thơ mà không hiểu được thì là do mình dở.
Thế nào là không đề? Như tấm toile trắng ấy, đặt tên cho nó là tuyết. Lạnh từ trong lạnh ra, cái buồn nó mới rỗng cỡ nào. Tuyết và lạnh cũng có khác gì nhau.
Hay là nàng tên Tuyết?
...
Bạn tôi lúc này có chuyện buồn, nên làm thơ lại.
Em đã chẳng mủi lòng, lại yêu ngay ông bạn quý của anh. Về cuối đời phải tin nhầm vào bồ của bạn.
Trước vì yêu nên chậm có tóc bạc, nay cũng vì yêu mà tóc lại ra màu tuyết. Dù bạn tôi chẳng gầy đi hay mập ra, gương mặt đã rõ ra là biết buồn, cái tuổi buồn muộn. Biết tính bạn rồi, còn phải hỏi, có khi lại chẳng buồn vì cái gì cả. Có khỏe như trước đâu mà còn có Tuyết hay Băng nào theo.
Nhà thơ bạn tôi:
- Tuyết tan rồi cũng vào sông, và ra biển. Nơi ấy ngã ba, có thật mà!
(từ một ý thơ của chú Nguyễn Đương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails